Phổ biến Ievan Polkka

Do sự lan truyền với tốc độ chóng mặt trong văn hóa đại chúng, Ievan Polkka trở thành bài hát Phần Lan nổi tiếng nhất trên thế giới, ngay cả MaammeFinlandia Hymn cũng không phổ biến bằng.

Sau khi rất thịnh hành sau Thế chiến thứ II, bài hát gần như bị lãng quên trong giai đoạn cuối năm 70 và năm 80 của thế kỉ XX. Bài hát được xuất hiện trở lại sau màn trình diễn a cappella của ban nhạc Loituma của Phần Lan, được phát hành lần đầu tiên trong album đầu tay của họ, Loituma, năm 1995. Album này sau đó được phát hành ở Mỹ với tên Things of Beauty năm 1998.

Phiên bản a cappella (không có nhạc đệm) của bài hát càng được phổ biến hơn trên thế giới khi nó là một phần của meme trên Internet vào mùa xuân năm 2006. Hình ảnh động "Loituma Girl" (còn được biết đến với tên "Leek Spin") có sự góp mặt của nhân vật đến từ truyện tranh Nhật Bản Bleach Orihime Inoue, khi đang xoắn củ tỏi tây và hát theo bài hát. Để phục vụ cho hình ảnh động, chỉ có nửa sau của khổ thơ thứ 5 (4 dòng) và toàn bộ khổ thơ thứ 8 (8 dòng) được sử dụng.

Ngoài ra, nhạc chuông điện thoại dựa trên nhiều biến thể của "Ievan Polkka" gây nên sự phổ biến rộng lớn trong cộng đồng người sử dụng điện thoại ở NgaCộng đồng các Quốc gia Độc lập cuối năm 2006.[cần dẫn nguồn] Giai điệu này cũng là bài hát chủ đề của sitcom (hài kịch tình thế) Break a Leg trên Internet.[cần dẫn nguồn]; nó được hòa âm lại bởi DJ Basshunter của Thụy Điển, DJ Sharpnel của Nhật Bản, và Beatnick của Ba Lan[cần dẫn nguồn]; và một phiên bản của bài hát cũng là một phần của quảng cáo Ready Brek phát sóng ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[2] Ngoài ra, có một số video chiếu cảnh Farfetch'd đang quay một củ tỏi tây.[3]

Ca khúc này cũng được trình bày bởi ca sĩ điện tử Nhật Bản Hatsune Miku trên kênh nghệ sĩ điện tử năm 2013 và được phổ biến nhờ chương trình trò chơi trên TV của Úc có tên gọi Good Game: Spawn Point với chuyên mục khách mời đặc biệt Nhật Bản. [4][5]

Gần đây, nhà sản xuất Cheetah Mobile đã đưa bài Ievan Polkka vào trong game Piano Tiles 2 phiên bản Tết Đinh Dậu vào ngày 12 tháng 1 năm 2017. Trong khi đó phiên bản Việt Nam với tựa đề “Cô gái ngây thơ” được thể hiện bởi ca sĩ Nhật Kim Anh với tiết tấu chậm hơn so với Hatsune Miku.Link

  • Matti Jurva (1937)
  • Onni Laihanen (1947)
  • Jorma Ikävalko (1950) Link
  • Tukkilais Orchestra (1952)
  • Nummi Kvartetti (1953)
  • Arttu Suuntala (1966)
  • Jaakko Salo (1972)
  • Pauli Räsänen (1972)
  • Sukellusvene (với tên "Savitaipaleen polkka") (1979)
  • Spiritual Seasons (1994)
  • Loituma (1995)
  • Six B Rothers (1995)
  • Kuplettiryhmä (1998)
  • DJ Sharpnel (với tên "PRETTY GREEN ONIONS") (2006)
  • DJ Slon - Финская Полька (Finnish Polka), bằng tiếng Nga (2006)
  • Recall Project - "Як Цуп Цоп (Loituma Polkka)" (Yak Tsup Tsop) (2006)
  • Holly Dolly (với tên "Dolly Song [Ieva's Polka]") (2006)
  • Lena & Laurin - Der Kleine Eskimo, bằng tiếng Đức (2006)
  • Delin (as "Dilidala (Eva's Polka)") (2006)
  • Hatsune Miku (2007) - Phần mềm tổng hợp giọng hát
  • Vocaloid Kagamine Rin/Len (2008) - Phần mềm tổng hợp giọng hát
  • The Vienna Boys Choir (2008)
  • Vocaloid - Megurine Luka (2009) - Một phần mềm tổng hợp giọng hát
  • Miku Hatsune -Project DIVA- (2009) – Link
  • Vox Nova (2009) Link
  • Maskottina (Tonia Cestari) trên YouTube (2007) và ở Caserta Vecchia (Italy 2010)
  • Юлич (kisanka.livejournal.com) - Евина полька (2010)
  • Korpiklaani (2012)
  • Salut Salon (2013)